cá cược thể thao online express - web cá độ thể thao uy tín

Vietnamese Vietnamese

 

Các triều đại phong kiến Việt Nam rất quan tâm đến việc chép sử, học sử. Vua Minh Mạng từng ban chiếu rằng: “Trẫm nghĩ đế vương các đời dấy lên, tất có sách sử mỗi đời để chép lời nói việc làm và công việc chính trị mà để lại đời sau”.

1

Mộc bản Triều Nguyễn giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của các Quốc hiệu và Kinh đô của Việt Nam trải qua các thời kỳ lịch sử. Nguồn: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

Sử xưa chủ yếu để chép về vua, về hoạt động của triều đình, nhưng qua sách sử, người sau vẫn có thể hiểu được về tình hình đất nước và một phần về đời sống, sinh hoạt của nhân dân qua các thời kỳ. 

Theo khảo cứu của nhà bác học Phan Huy Chú trong tập “Văn tịch chí” thuộc bộ “Lịch triều hiến chương loại chí”, thì cuốn sách xưa nhất mà lịch sử nước ta ghi lại là cuốn “Lý triều ngọc điệp”, do vua Lý Thái Tổ sai soạn năm Thuận Thiên thứ 17 (1026), chép về gia phả dòng họ nhà vua. Thời Trần cũng vậy, vua thứ hai của nhà Trần là Trần Thánh Tông sai soạn “Hoàng tông ngọc điệp” vào năm 1267.

Không chỉ cho soạn sử để con cháu biết về gốc tích, các vị vua khai mở triều Trần, triều Lê sơ của nước ta chính là những người nhiệt tình trong việc chép sử về việc xây dựng triều đại của mình. Như vua thứ hai nhà Trần là Trần Nhân Tông đã đích thân biên soạn cuốn “Trung hưng thực lục” ghi chép chi tiết về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, gồm 2 quyển. Tiếc rằng, bộ sử này sau đó đã thất lạc.

Vua Lê Thái Tổ, sau khi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, năm Thuận Thiên thứ 3 (1431) cũng sai cận thần là Nguyễn Trãi soạn cuốn “Lam Sơn thực lục” kể về gốc tích nhà vua cũng như diễn biến của cuộc kháng chiến, một bộ sử liệu quý để lại cho chúng ta ngày nay. Đích thân Lê Thái Tổ viết bài tựa cho sách này, ký là Lam Sơn động chủ.

Đến đời vua Lê Hiển Tông cũng cho soạn tập “Hoàng Lê ngọc phả” để ghi chép về gia phả dòng họ nhà vua. Thời Lê sau các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Nho giáo dần dần được đề cao và trở nên cường thịnh ở thời Lê Thánh Tông, nên các vị hoàng đế thời Lê sơ đều ham học tập, chăm trau dồi kinh sử, không chỉ theo kinh điển Nho gia mà còn tích cực rèn luyện quốc sử. 

Sử gia Vũ Quỳnh từng khen vua Lê Thánh Tông rằng: “Vua võ giỏi, văn hay mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào bỏ quyển sách. Sách gì cũng thông, văn thơ hay hơn cả các quan văn học”.

Ngay cả Lê Tương Dực, người được sử sách miêu tả là một vị vua bạo ngược, cũng là người ham đọc sách sử và có công lao trong việc sửa sang giáo dục, biên chép sử sách. Khi sử quan Vũ Quỳnh dâng sách “Việt giám thông khảo”, chép từ đời Hồng Bàng đến Lê Thái Tổ, dài 26 quyển, vua Tương Dực muốn nhặt những điều cốt yếu để làm tổng luận cho tiện đọc, nên đã sai học sĩ Lê Tung soạn cuốn “Việt giám thông khảo tổng luận”, rút gọn chỉ có 1 quyển để nhà vua dễ ghi nhớ.

Vua Lê Hiển Tông cũng từng tự biên chép các sự kiện lịch sử thành sách để không quên chuyện xưa. Tự viết đề tựa trong tập “Hoàng Lê ngọc phả”, nhà vua thổ lộ: “Ta nối nghiệp ông cha, nghĩ đến dấu nghĩa của các triều trước, không ngày nào quên, từng biên chép thành sách, để hàng ngày xem đọc. Gần đây thấy bản chép cũ của các hương thân, so với những điều trong bản chép của ta thấy có hơi khác nhau, nên ta giao cho bọn gia thần khảo cứu biên chép lại, cốt cho đầy đủ hoàn toàn…”.

Không chỉ xem sử xưa, vua Lê Thánh Tông còn muốn xem sử chép về hoạt động của mình để trau dồi bản thân. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1467, vua Lê Thánh Tông sai nội quan đến Hàn lâm viện để mượn Nhật lịch (sổ biên chép việc hằng ngày của nhà vua) về cho vua xem. Khi sử quan can ngăn, nhà vua nói “Chỉ muốn xem nhật lịch để biết ngày trước có lỗi lầm gì mà sửa đổi”. “Toàn thư” viết tiếp: “Sử quan Lê Nghĩa mới dâng nhật lịch. Vua xem xong, trả lại sử viện”.

Thời Nguyễn, vua đầu tiên là Gia Long cũng là người rất mê lịch sử. Chính sử triều Nguyễn, bộ “Đại Nam thực lục” viết: “Vua thích xem cổ sử, ham xem sử các đời trước”. Tháng 2 năm 1802, khi Nguyễn Gia Cát dâng bộ “Đại Việt sử ký” lên, sử viết: “Vua xem lâu, nhân cùng bày tôi bàn những chuyện cũ của lịch triều, đến mặt trời xế bóng mới thôi”. 

Khi cho lập Sử cục năm 1811, vua Gia Long đã ban chiếu nhắc đến vai trò của sử học rằng: “Nước Việt ta, các đời Đinh, Lý, Trần, Lê nối nhau, chính trị có điều theo điều đổi, trong khoảng ấy điển chương pháp độ, há không có điều gì đáng thuật hay sao?”. Sau đó, nhà vua chỉ đạo các quan soạn Quốc sử: “Nay soạn Quốc triều thực lục, phàm sự tích cũ cần phải tìm rộng rãi để sẵn mà tham khảo”.

Vua Minh Mạng cũng rất tự hào với lịch sử nước ta, năm 1821, ông đã ban dụ cho Nội các rằng: “Nước Việt ta mở nước bằng văn hiến, các bậc vua hiền đời đời đều có, duy Lê Thánh Tông thì không phải đời nào cũng có. Những phép hay chính tốt chép cả ở trong sử sách, lại còn khi rảnh việc thì lấy văn nghệ làm vui, trước tác rất nhiều, tiếng hay phong nhã vẫn còn văng vẳng bên tai mọi người”.

Trước đó, năm 1820, khi vừa lên ngôi, trong chiếu tìm sử sách lưu tán trong nhân dân, nhà vua viết rằng: “Trẫm nghĩ đế vương các đời dấy lên, tất có sách sử mỗi đời để chép lời nói việc làm và công việc chính trị mà để lại đời sau. Nhà nước ta, từ Triệu tổ hoàng đế (tức chúa Nguyễn Kim) mở đất dựng nước, Thái tổ hoàng đế (tức chúa Nguyễn Hoàng) chịu mệnh nối ngôi, các thánh nối nhau rỡ ràng sáng rạng hơn hai trăm năm, trong khoảng ấy đều có sự tích. Duy vương chế chưa đủ, Sử cục chưa có sự biên chép của quan Trụ hạ (tức các quan chép sử thời cổ bên Trung Quốc) hãy còn thiếu sót. 

Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta, trung hưng nghiệp đế, dựng nên thái bình, nhớ lại công xưa, nghĩ tìm thực lục, nhưng muôn việc nên không kịp làm, sử chức vẫn còn bỏ thiếu. Trẫm nghĩ đến điển xưa noi theo chí trước, ngửa nghĩ rằng nhờ công đức các đời mở đắp mới có ngày nay, càng muốn làm cho rõ rệt dấu xưa, giao cho sử quan soạn thuật. 

Nhưng từ lúc dấy quân về sau, kho sách không có bằng chứng, duy các nhà nhiều học thức hoặc còn ghi chép được chăng. Vậy chuẩn cho quan dân trong ngoài, phàm nhà nào cất được những bản biên chép điển cũ của triều trước, thì không kể tường hay lược, đem nguyên bản tiến nộp hoặc đưa cho nhà nước sao chép, đều có khen thưởng”.

Nối nghiệp vua cha, vua Thiệu Trị cũng rất quan tâm đến sử sách. Nhà vua cho rằng: “Tín sử chép rõ việc từng đời, để lại làm gương cho đời sau, là việc rất quan trọng”. Do đó việc biên soạn chính sử đã được củng cố với nhiều biện pháp như bổ thêm quan chức, lại dịch cho Quốc Sử quán, ban thưởng cho những người tham gia biên soạn sử sách; hàng loạt các bộ chính sử, chính văn đã được biên soạn xong trong thời vua Thiệu Trị, trong đó có bộ “Đại Nam thực lục tiền biên”.

Vua Tự Đức cũng rất đề cao vai trò của chính sử. “Đại Nam thực lục” chép lời nhà vua rằng: “Nước có chính sử là để tỏ rõ thể thống kỷ cương và truyền bảo cho đời sau, từ xưa đế vương dấy lên, sửa sang xây dựng, không việc nào lớn bằng việc ấy”.

Nước có chính sử là để tỏ rõ thể thống kỷ cương và truyền bảo cho đời sau, từ xưa đế vương dấy lên, sửa sang xây dựng, không việc nào lớn bằng việc ấy” (Vua Tự Đức)

Noi gương vua Minh Mạng, các vua về sau của triều Nguyễn cũng đều chăm chỉ đọc sách, từ khi còn là hoàng tử cho cả đến khi lên ngôi. Vua cuối cùng của nhà Nguyễn – Bảo Đại – dù được hưởng nền giáo dục tại Pháp, nhưng khi về nước bắt đầu chấp chính năm 1932, đã cảm thấy bản thân mình không có hiểu biết gì về quá khứ của tổ tiên và tính cách của từng vị thế nào. Ông viết trong cuốn hồi ký “Con rồng An Nam”: “Vì vậy, tôi ra lệnh cho bộ Học đệ trình cuốn Sử của hoàng triều và bắt đầu đọc trong nhiều ngày liên tiếp”.

   Lê Tiên Long

Nguồn: Công dân & Khuyến học.

Liên hệ